Triển lãm cổ vật Riêng một con đường mở cửa từ 9-14/12 tại Phòng nghệ thuật, Nhà xuất bản Hội nhà văn (65 Nguyễn Du, Hà Nội).
Triển lãmRiêng một con đườngcủa nhà sưu tầm Phạm Đức Sĩ (tức Sĩ Mộc) trưng bày khoảng 220 hiện vật quý giá, gồm đồ đá, đồ gốm cổ và tranh thờ miền núi, thể hiện bức tranh đa dạng về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ thời Tiền sử đến thời Hán Việt gồm: khoảng 50 hiện vật đồ đá thuộc các thời kỳ khảo cổ Phùng Nguyên, Gò Mun và Đông Sơn; khoảng 100 hiện vật đồ gốm thuộc các thời kỳ Phùng Nguyên, Gò Mun, Đông Sơn và Hán Việt; khoảng 70 tranh thờ của các đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Dìu và người Kinh.
Về hiện vật đồ gốm, nhà sưu tập Phạm Đức Sĩ giới thiệu các hiện vật đồ gốm, các hiện vật đồ gốm được trưng bày tại triển lãm tập trung vào đồ gốm Hoa Lộc có cách đây khoảng từ 5000 đến 4000 năm.
Gốm Hoa Lộc có tạo dáng thô và dày, hoa văn riêng biệt, cùng nhiều con dấu hoa văn dùng để in trên vải. Tiếp đến là gốm Phùng Nguyên mở đầu cho thời kỳ Hùng Vương với sự hình thành của nhà nước sơ khai, rồi các nền văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun...
Cũng như ngành dệt vải thô sơ của các bộ lạc, bộ tộc khi hoa văn là dấu tích của tín ngưỡng, văn hóa và đặc trưng riêng của bộ tộc - thì gốm và trang trí gốm cũng vậy. Chúng nói lên dấu ấn của dòng tộc, tín ngưỡng thờ cúng mà tộc người tôn thờ. Sự mô tả và cách điệu thiên nhiên cây cỏ chim thú... trở thành hoa văn trừu tượng trên gốm và dệt may.
Với những đồ gốm được trưng bày, người xem có thể đánh giá trực tiếp dễ dàng hơn so với đồ đá, vì sự xuất hiện khá thông thường trong đời sống của người Việt và trong các bảo tàng hiện vẫn đang trưng bày. Mỗi giai đoạn đều có dấu hiệu và phong cách đặc trưng riêng cũng như sự phong hóa dễ nhận biết khi ở dưới lòng đất hàng ngàn năm qua.
Phạm Đức Sĩ, tức Sĩ Mộc, sinh năm 1967, cũng đã xuất bản một cuốn sách “Tranh thờ Việt Nam”, năm 2009, với khoảng 200 tranh thờ chủ yếu là tranh thờ của các dân tộc ít người phía Bắc, với những bài viết nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong nước.
Triển lãmRiêng một con đườngkhông chỉ là thành quả của niềm đam mê với cổ vật mà còn là lời tri ân văn hóa dân tộc. Qua đó, Phạm Đức Sĩ mong muốn khán giả không chỉ chiêm ngưỡng mà còn cùng nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử và nghệ thuật của các hiện vật, góp phần bảo tồn di sản truyền thống.
Trưng bàyRiêng một con đườngkéo dài từ nay đến hết ngày 14/12 tại phòng nghệ thuật, Nhà xuất bản Hội Nhà văn (65 Nguyễn Du)./.