“Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo”

15/11/2024 10:28
https://nguoihanoi.vn/di-san-kien-truc-trong-thanh-pho-sang-tao-88042.html

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024, ngày 13/11, tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc-Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo”.

6f8451fa71fecaa093ef.jpg
Tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo”.

Với ý nghĩa “Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại”, tọa đàm sẽ là cuộc đối thoại giữa các chuyên gia kiến trúc, lịch sử, ký ức cộng đồng với các không gian di sản kiến trúc tinh hoa của Thủ đô trong hành trình từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

Được UNESCO ghi danh vào Mạng lưới các Thành phố sáng tạo trên thế giới, Hà Nội đã và đang từng bước chuyển động theo hướng: “… Lấy sự sáng tạo và coi nền kinh tế sáng tạo làm cốt lõi trong tiến trình phát triển thành phố năng động, toàn diện và bền vững”. Trong quá trình ấy, di sản văn hoá vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo, vừa chính là một nhân tố tham gia trực tiếp vào việc tạo lập các không gian sáng tạo của thành phố.

Các di sản văn hoá nói chung và các di tích kiến trúc nói riêng thường là nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng, do cộng đồng tạo dựng, nuôi dưỡng, lưu truyền … nên nếu thích ứng tốt với xã hội đương đại sẽ có vai trò thu hút, thúc đẩy các hoạt động cộng đồng, tận dụng sự sáng tạo của mọi tầng lớp trong xã hội.

Với vị thế trung tâm đất nước hơn một thiên niên kỷ, Hà Nội là một tập hợp các dấu tích vật chất muôn vẻ, trong đó những công trình kiến trúc tạo ra một khối di sản làm nên diện mạo hấp dẫn của đô thị. Đặc biệt, các công trình trên trục phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông – Tràng Tiền có ý nghĩa đặt nền móng cho một Hà Nội mang hình thái hiện đại, trải từ cuối thế kỷ 19 đến nửa sau thế kỷ 20.

z6017816109838_d5b78c14a17e5b3dde781493d9aaf295.jpg
Độc đáo Pavillion “Rồng rắn lên mây”.

Chia sẻ tại tọa đàm, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính chia sẻ: “Sống lâu ở Hà Nội, chúng ta đã quen, chai lì với những gì Hà Nội có, cảm thấy không có gì mỹ lệ. Nhưng thực tế, Hà Nội lưu trữ nhiều di sản đặc sắc, kết hợp nhuần nhuyễn các nền văn hoá, văn minh, gần gũi với đời sống. Những năm qua, Hà Nội đã trùng tu, bảo tồn di sản ngày càng vững tay hơn. Điều chúng ta đã làm và cần làm là sáng tạo để “tử tế hóa”, “khang trang hóa”, “thành tựu hóa” những con phố, không để chúng mãi lầm lũi.

Theo KTS Nguyễn Hồng Quang cũng nhận định: “Lễ hội là một không gian thú vị để nhiều đối tượng hưởng lợi đặc biệt là cộng đồng sáng tạo. Chúng ta có không gian để khoe được tác phẩm của mình, để liên ngành, đưa ra những sáng tạo mới mẻ hơn. Mỗi tác phẩm giống như một lối vào để công chúng được tiếp cận với những viên ngọc quý – đó là các di sản kiến trúc”.

Bên cạnh việc đánh giá vai trò của di sản kiến trúc trong thành phố sáng tạo, các chuyên gia cũng đặt ra những câu hỏi đầy trăn trở về tính bền vững của các sáng tạo đang được tạo ra trong lòng các di sản kiến trúc.

z6015102984424_949b380ef904ba1f4c216c96b8b2fbe2.jpg
Các em nhỏ tham quan Pavilon “Hành lang thơ ngây” tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.

KTS. Hoàng Thúc Hào, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định: “Công nghiệp sáng tạo đang trở thành động lực, nhân tố chính trong phát triển kinh tế xã hội Thủ đô. Trải qua 4 kỳ lễ hội và chúng tôi nhận thấy di sản văn hóa luôn luôn được quan tâm.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Làm sao để việc phát huy di sản có tính chiến lược? Làm sao để sau 1 tuần lễ hội chúng ta không phải “đóng gói” tác phẩm rồi không biết cất đâu? Làm sao để có một kịch bản đồng bộ có khả năng kết nối các năm, năm nay kế thừa cho năm sau?”.

Tọa đàm gợi những điểm nhìn mang tính hệ thống của các nhà nghiên cứu kiến trúc cũng như những giải pháp đem lại sức sống cho các di sản này, đặc biệt tạo ra một cộng đồng tri thức, chia sẻ hiểu biết về di sản từ chính những chủ nhân của thành phố - những con người đang sống ở Hà Nội hôm nay./.

Đình Thế

Tin xem thêm

Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại

Văn Hóa
23/04/2025 09:00

https://nguoihanoi.vn/hoi-sinh-nghe-thuat-truyen-thong-trong-doi-song-duong-dai-90627.html

Lễ hội Tràng An - Di sản ngàn năm của Việt Nam

Văn Hóa
16/04/2025 09:27

https://nguoihanoi.vn/le-hoi-trang-an-di-san-ngan-nam-cua-viet-nam-90490.html

"Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình

Văn Hóa
16/04/2025 09:27

https://nguoihanoi.vn/gia-dinh-ban-be-va-dat-nuoc-hoi-ky-sinh-dong-ve-cuoc-doi-ba-nguyen-thi-binh-90504.html

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025

Văn Hóa
08/04/2025 10:26

https://nguoihanoi.vn/khai-mac-le-hoi-hoa-lu-nam-2025-90378.html

Nghệ An đề nghị công nhận Bia Ma Nhai là Bảo vật quốc gia

Văn Hóa
04/04/2025 10:25

https://nguoihanoi.vn/nghe-an-de-nghi-cong-nhan-bia-ma-nhai-la-bao-vat-quoc-gia-90330.html

Gần 1 triệu tác phẩm tham gia Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Văn Hóa
02/04/2025 09:32

https://nguoihanoi.vn/gan-1-trieu-tac-pham-tham-gia-cuoc-thi-tim-hieu-50-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoc-90304.html

Hơn 1.000 phụ nữ diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam

Văn Hóa
31/03/2025 13:32

https://nguoihanoi.vn/hon-1-000-phu-nu-dieu-hanh-ao-dai-va-xep-hinh-ban-do-viet-nam-90256.html

Hòa mình vào không gian văn hóa "Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang" tại Hà Nội

Văn Hóa
28/03/2025 16:25

https://nguoihanoi.vn/hoa-minh-vao-khong-gian-van-hoa-thang-ba-tay-nguyen-em-la-hoa-po-lang-tai-ha-noi-90225.html

Hơn 800 diễn viên, nghệ sĩ biểu diễn khai mạc Năm Du lịch Quốc gia “Lời tự tình dòng sông”

Văn Hóa
21/03/2025 14:16

https://nguoihanoi.vn/hon-800-dien-vien-nghe-si-bieu-dien-khai-mac-nam-du-lich-quoc-gia-loi-tu-tinh-dong-song-90063.html